Bản tin Số 79
(CPI tháng 9-12/2014)
Dành cho các Đối tác là tổ chức
và các Cộng tác viên
Môi trường vĩ mô
Tầm quan trọng của việc theo dõi CPI
Một yếu tố có tác động lớn trong ngắn hạn và trung hạn đối với doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với ảnh hưởng đến các chi phí đầu vào, đầu ra của DN, sức mua thực tế của đồng lương và chất lượng cuộc sống của người lao động (NLĐ), đặc biệt là nhóm ở các ngạch lương thấp. CPI cũng ảnh hưởng lớn đến lãi suất cho vay, khả năng huy động vốn và trả lãi của doanh nghiệp, do vậy tuy chỉ là một chỉ số song CPI có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng
Theo Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2014 giảm 0,24% so với tháng trước (xem Biểu đồ 1). CPI các tháng 9, 10/2014 tăng lần lượt ở mức 0,40% và 0,11% so với tháng trước, còn CPI tháng 11/2014 giảm 0,27% so với tháng trước.
CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với tháng 12/2013 còn CPI năm 2014 tăng (bình quân) 4,09% so với năm 2013.
So với tháng 12 năm 2013, CPI các tháng 9, 10 và 11/2014 tăng lần lượt ở mức 2,25%; 2,36% và 2,08%.
So với cùng kỳ năm trước (2013), CPI các tháng 9, 10 và 11/2014 tăng lần lượt ở mức 3,62%; 3,23% và 2,6%.
CPI bình quân của 9, 10 và 11 tháng đầu năm năm 2014 tăng lần lượt ở mức 4,61%; 4,47% và 4,3% so với CPI bình quân cùng kỳ năm 2013.
Bảng 1: Mức tăng CPI so với 01/07/2013
(Tính toán của DTK Consulting*)
Tháng |
So với tháng trước (%) |
So với 01/7/2013
(%) |
T8/2014 |
100,22 |
105,43 |
T9/2014 |
100,40 |
105,85 |
T10/2014 |
100,11 |
105,97 |
T11/2014 |
99,73 |
105,68 |
T12/2014 |
99,76 |
105,43 |
(CPI của tháng 7/2013 là 0,27%)
Cách tính mức tăng CPI so với 01/7/2013: CPI của tháng 7/2013 tăng 0,27% so với tháng 6/2013, tức tăng 1,0027 lần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2013 tăng 0,83% so với tháng trước, tức tăng 1,0083 lần. Như vậy, so với 01/7/2013 thì CPI của tháng 8/2013 tăng 1, 0110 lần (= 1,0027 x 1,0083), tức tăng 1,1%....
Tính từ đầu tháng 7/2013 (thời điểm mốc để theo dõi diễn biến CPI phục vụ việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh từ góc độ thuế thu nhập cá nhân), sau 18 tháng CPI tăng 5,43% (tương đương 3,62%/năm). Như vậy, nếu tính một cách “tỷ lệ” thì sau 66 tháng hay vào cuối tháng 12/2018, CPI sẽ tăng 20% so với mốc 01/07/2013. Khi đó sẽ cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh từ góc độ thuế thu nhập cá nhân (xem Bảng 1).
Biểu đồ 1:
Từ góc độ quản trị nhân lực, xét đến mức chi phí tối thiểu cho cuộc sống của đại đa số người lao động (nhóm NLĐ này có thu nhập thấp và trung bình), chỉ số CPI của nhóm “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” đáng được quan tâm nhất. Nếu so với tháng 12/2013 thì CPI của nhóm này tăng 4,00%; trong khi đó nhóm “ăn uống ngoài gia đình” (liên quan đến mặt bằng giá bữa ăn trưa của NLĐ tại các cơ sở dịch vụ) có mức tăng thấp hơn một chút: 3,81%.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2014 giảm 0,05% so với tháng trước; giảm 3,73% so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2014 tăng 0,35% so với tháng trước; tăng 1,03% so với cùng kỳ năm 2013.
Biểu đồ 2:
Sau 12 tháng, CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước (đường màu xanh đậm) cũng như CPI so với cùng kỳ năm trước, dao động trong khoảng từ 5,0% xuống đến 4% (xem Biểu đồ 2).
Sự biến động của CPI ảnh hưởng đến giá trị đồng lương, thu nhập thực tế và cuộc sống của người lao động, đặc biệt với nhóm ở các ngạch lương thấp và đây là một yếu tố mà những người làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân lực cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp cần thường xuyên lưu tâm, theo dõi ■
Khái niệm CPI:
[1] Kinh tế học : Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?
[2] Chỉ số giá tiêu dùng (trang Wiki)
[3] How Do I Calculate the Inflation Rate?
[4] Consumer price index
[5] Consumer price index (About.com)
[6] Cách tiếp cận về nội dung và phương pháp tính lạm phát cơ bản tại Việt Nam (Saga)
Các bản tin gần đây: Bản tin số 76, Bản tin số 77, Bản tin số 78.
Tin liên quan:
* Tổng hợp các văn bản pháp luật ban hành trong tháng 11/2014 (Link)
DTK Consulting, 04/01/2015
|