Nhân lực (hay Nguồn nhân lực) là một đầu vào, một “lực lượng sản xuất” không thể thiếu cho hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu như trước đây chúng ta đã quen nghe đến các khái niệm như quản trị hành chính, quản trị tài chính-kế toán..., thì cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều lĩnh vực khác đã trở thành đối tượng của quản trị, như quản trị marketing, quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực.
Trong mô hình Chuỗi giá trị (được tác giả Michael Porter đưa ra vào năm 1985), Quản trị nguồn nhân lực thuộc nhóm hoạt động hỗ trợ, cùng với các hoạt động thuộc nhóm Mua hàng, Phát triển công nghệ, Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (xem hình kèm theo).
|
Mô hình Chuỗi giá trị |
Như vậy, dù mức độ nhận thức ở cấp độ nào thì Quản trị nguồn nhân lực là loại hoạt động không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Nếu các tập đoàn, công ty lớn có hệ thống quản trị nhân lực “đồ sộ”, thì các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng cần có một hệ thống quản trị thích hợp dành cho bản thân, cho dù là đang ở trong đầu của người sáng lập công ty hay CEO, hay đang ở dưới dạng một tập hợp các quy định riêng lẻ.
Các hoạt động quản trị nhân lực có thể chia ra một số nhóm:
- Nhóm hoạt động QTNL mang tính chất hành chính (HR Administration): Lập hợp đồng lao động, trả lương, theo dõi số ngày nghỉ phép ...
- Nhóm hoạt động QTNL mang tính chất tuân thủ pháp luật lao động: Trả các khoản bảo hiểm bắt buộc theo Bộ luật Lao động, nâng lương theo định kỳ, tuân thủ về mức lương tối thiểu vùng, hướng dẫn người lao động (NLĐ) về các quy định An toàn, Vệ sinh lao động...
- Nhóm hoạt động QTNL mang tính chất đi sâu về “học thuật” của Quản trị nguồn nhân lực, với mục đích sao cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất: Đào tạo về kỹ năng quản lý/kỹ năng mềm, Khen thưởng, Phát triển nhân viên...
DTK Consulting sẽ tiếp tục trao đổi ở các bài viết khác.
Đào Trọng Khang, 29/12/2020