Bản tin Số 47
(Tháng 12/2011) – Phần 1
Dành cho các Đối tác là tổ chức
và các Cộng tác viên
Môi trường vĩ mô
Một yếu tố có tác động lớn trong ngắn hạn và trung hạn đối với doanh nghiệp và người dân (người tiêu dùng) là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), có ảnh hưởng đến các chi phí đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, sức mua thực tế của đồng lương người lao động (NLĐ), chất lượng cuộc sống của người lao động, đặc biệt là nhóm ở các ngạch lương thấp.
Kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước và tăng 18,13% so với tháng 12/2010 (xem Bảng 1 và Biểu đồ 1). Như vậy CPI đã tăng rất cao so với dự báo trong kế hoạch năm: Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%; đến giữa năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%.
Biểu đồ 1:
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011
|
Chỉ số giá tháng 12 năm 2011 so với (%) |
Chỉ số giá năm 2011 so với năm 2010 |
Kỳ gốc năm 2009 |
Tháng 12 năm 20010 |
Tháng 11
năm 2011 |
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG |
137,48 |
118,13 |
100,53 |
118,58 |
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống |
150,50 |
124,80 |
100,69 |
126,49 |
Trong đó:
1-Lương thực |
150,37 |
118,98 |
101,40 |
122,82 |
2- Thực phẩm |
151,73 |
127,38 |
100,49 |
129,34 |
3- Ăn uống ngoài gia đình |
146,83 |
123,37 |
100,57 |
121,54 |
IX. Giáo dục |
149,25 |
120,41 |
100,05 |
123,18 |
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG |
230,05 |
124,09 |
99,03 |
139,00 |
CHỈ SỐ GIÁ
ĐÔ LA MỸ |
121,71 |
102,24 |
100,02 |
108,47 |
(Số liệu trích từ website của Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 2:
Biểu đồ 2b:
Biểu đồ 2 cho thấy CPI bình quân sau khi “tiệm cận” đỉnh cục bộ ở gần với mức 119%, đang có xu hướng đi xuống.
Bảng 2: CPI trong 5 năm gần đây
Năm |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
CPI (%)* |
112,6 |
119,89 |
106,52 |
111,75 |
118,13 |
CPI (%)** |
108,3 |
122,97 |
106,88 |
109,19 |
118,58 |
Ghi chú (trong bảng trên):
* : CPI tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước.
** : CPI trung bình năm so với năm trước.
Biểu đồ 3:
Việc CPI tăng quá cao (xem Bảng 2 và Biểu đồ 3) là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý vĩ mô cũng như các doanh nghiệp, vì sức mua thực tế của đồng lương người lao động bị giảm, trong khi việc tăng thu nhập thực tế không phải là dễ với bối cảnh sản xuất, kinh doanh đang còn nhiều khó khăn ■
DTK Consulting, 28/12//2011
|