Bản tin Số 38
(Tháng 1/2011) – Phần 1
Dành cho các Đối tác là tổ chức
và các Cộng tác viên
Môi trường vĩ mô
Kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 tăng 1,74% so với tháng trước; tăng 12,17% so với tháng 1/2010 (Bảng 1).
Biểu đồ 1:
Nhìn vào Biểu đồ 1 có thể thấy trong 5 năm gần đây (trừ năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế và năm 2009 có CPI bị “phanh” lại), CPI của các tháng “đỉnh” ở đầu năm nằm trong khoảng trên dưới 2%. Yếu tố “tháng sát Tết” cũng là một lý do.
Từ góc độ quản trị nhân sự, cụ thể là mức chi phí tối thiểu cho cuộc sống của đại đa số người lao động (có thu nhập thấp và trung bình), các chỉ số CPI của nhóm “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” là đáng được quan tâm đầu tiên, với CPI trong tháng 1/2011 của nhóm này là 2,47%. Nếu so với tháng 1/2010 thì CPI của nhóm này đã tăng 16,59%; cả ba thành phần “lương thực”, “thực phẩm” và “ăn uống ngoài gia đình” của nhóm này đều có mức tăng nằm trong giải từ 13 đến 18%.
(Số liệu trích từ website của Tổng cục Thống kê)
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tuy có giảm nhưng không đáng kể. Chỉ số giá vàng tháng 1/2011 tăng 33,87% so với tháng 1/2010, trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2011 tăng 9,45% so với tháng 1/2010. (Xem Bảng 1).
Biểu đồ 2:
Nếu tính đến CPI bình quân từ đầu năm đến mỗi tháng thì CPI của tháng 1/2011 so với tháng 1/2010 khó cho thấy một diễn biến chính xác. Tuy nhiên nhìn vào Biểu đồ 2 có thể thấy một thách thức là sau tháng 1/2011 CPI bình quân có thể có một giai đoạn tăng cao, trước khi trở về mức mong đợi như được nêu trong kế hoạch (mức 7%).
CPI tăng cao làm giảm giá trị đồng lương thực tế và ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, đặc biệt với nhóm ở các ngạch lương thấp và đây là một yếu tố mà các nhà quản trị nhân lực cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp cần lưu tâm ■
DTK Consulting
Trở về Bản tin số 38 (Link).
Chuyên mục “Kinh tế” được hoàn tất với sự cộng tác của chị Nguyễn Thị Hải Hà, Tổng cục Thống kê.