Trang chủ    Sitemap    Liên hệ

Trang chủ

Giới thiệu

Dịch vụ & Giải pháp

Danh mục
công việc

 

Đăng ký

 
 
Mẫu hồ sơ

Ý kiến đánh giá

Hỏi - Đáp

Văn bản tham khảo

CÔNG VIỆC MỚI
28-01-2024
Administration Assistant Manager (Phó giám đốc Phòng hành chính)
22-10-2022
Senior Accountant (Kế toán cao cấp)
21-09-2022
Giám sát sản xuất
21-09-2022
Kế toán tổng hợp – Thuế
16-09-2022
Nhân viên cao cấp NPD - Phát triển sản phẩm mới
16-09-2022
Giám sát Mua hàng
16-09-2022
Chuyên viên CNTT /Bộ phận Hỗ trợ & Hệ thống
16-09-2022
Trưởng bộ phận Kho

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Bán hàng

Bán hàng kỹ thuật

Bảo vệ

Biên dịch, Phiên dịch

Biên tập viên

Các nghề khác

CNTT

Cơ khí

Computer Support

Dành cho Chuyên gia nước ngoài

Dịch vụ khách hàng

Dự án

Dự án phát triển

Đào tạo

Điện, Điện tử

ERP

Hành chính

Kế hoạch

Kế toán

Kế toán, Tài chính

Khai thác khoáng sản

Kiểm soát chất lượng (Game)

Kinh doanh

Kỹ thuật ứng dụng

Lập trình

Lập trình Game

Luật

Môi giới chứng khoán

Mỹ thuật công nghiệp

Nghiên cứu và Phát triển

Ngoại ngữ

Nhân sự

Nhân sự - Hành chính

Nhiều lĩnh vực

Phát triển kinh doanh

Quan hệ công chúng

Quản lý chất lượng

Quản lý dự án

Quản lý, Điều hành

Quản lý, Kinh doanh bất động sản

Quản trị hệ thống

Sản xuất game online

Sở hữu công nghiệp

Tài chính

Thiết kế

Tiếp thị

Tổ chức Sản xuất

Truyền thông

Truyền thông, PR

Tư vấn

Vật tư - Hậu cần

Xây dựng

Xây dựng website

Xúc tiến thương mại

Công nghệ chế tạo cơ khí

IT/Thương mại điện tử

Kinh doanh du lịch Outbound

Kỹ thuật

Kỹ thuật sản xuất

Lái xe

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật sự kiện

Nhiều nghề khác nhau

Phục vụ bàn

Quản lý chất lượng

Quản lý chung (Nhân sự, Hành chính, Kế toán)

Quản lý nhà hàng

Quản lý sản xuất

Sửa chữa ô tô

Thể thao

Tiếp thị số

Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh

Tư vấn tài chính cá nhân

THÔNG TIN TƯ VẤN

Từ điển Quản trị nhân lực Anh-Việt

Lương tối thiểu (LTT) từ 01/07/2022

Ứng phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ ra Nghị quyết 128, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19

Lương tối thiểu vùng năm 2021

Lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2020

Lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019

LIÊN KẾT WEBSITE

  Đang duyệt:Dịch vụ và Giải pháp > Dành cho các công ty và tổ chức
Vụ chìm tàu Vinalines Queen và suy nghĩ về an toàn lao động từ góc độ quản trị nhân lực
13-01-2012 13:32

Tàu Vinalines Queen (ảnh từ Internet).

 

Những ngày đầu năm 2012, sau khi biết tin tàu Vinalines Queen, một trong những con tàu hiện đại nhất của ngành vận tải biển Việt Nam, bị chìm một cách “bí ẩn” trên hải trình từ Indonesia tới Trung Quốc, ngày nào tôi cũng vào Google để tìm kiếm tin tức trong vòng 24 giờ. Lý do của sự quan tâm đặc biệt của tôi thì có khá nhiều: ngoài việc là một đồng bào của các thủy thủ lâm nạn, tôi nguyên là kỹ sư chế tạo máy, đã từng giảng dạy hơn 8 năm tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, là người Hải Phòng, có những người anh em họ làm nghề máy trưởng tàu viễn dương… Tôi viết bài này với mục đích chia sẻ một số suy nghĩ của mình về an toàn tại nơi làm việc từ góc độ quản trị nhân lực.

Trong một công ty thì bộ phận quản trị nhân lực, trong sự hợp tác với bộ phận hành chính quản trị (rất nhiều công ty có hai bộ phận này “gộp” làm một), có trách nhiệm đảm bảo rằng công ty có các quy định, quy trình và thực tiến để người lao động và trụ sở, các cơ sở vật chất của công ty ở trong tình trạng an toàn để có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và được bảo hiểm. Đối chiếu với những gì xảy ra với vụ việc tàu Vinalines Queen thì có mấy điểm mà những người làm nghề quản trị nhân lực (hay quản trị hành chính) cần lưu ý, rút ra bài học cho bản thân và công ty.

 

1. Việc bảo hiểm cho người lao động là rất quan trọng. Không chỉ những đối tượng lao động thuộc diện bảo hiểm bắt buộc cần tham gia bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm y tế mà công ty cũng cần mua bảo hiểm tai nạn cho đối tượng lao động mùa vụ, làm việc theo hợp đồng dưới 3 tháng (không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Điều này nhằm giảm thiểu rủi ro về chi phí trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông trên đường đi làm hay tai nạn tại nơi làm việc...

Các thủy thủ tàu Vinalines Queen đã được cơ quan chủ quản mua bảo hiểm, nên trong tình huống xấu nhất (dù là không mong đợi), các gia đình thủy thủ mất tích sẽ nhận được số tiền bảo hiểm, phần nào giúp đỡ khó khăn khi một lao động chính trong gia đinh không còn nữa. Công ty chủ quản cũng sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả, tránh được rủi ro (việc tái bảo hiểm là lĩnh vực chuyên môn riêng của cơ quan bảo hiểm).   

2. Tại nơi làm việc cần có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất mà công ty cần áp dụng các biện pháp cần thiết. Không nói đến các tòa nhà văn phòng đã có "chuẩn" về phòng cháy chữa cháy, đại đa số các công ty vừa và nhỏ có trụ sở ở các nhà kiểu “dân sự’ song công ty cần trang bị các bình cứu hỏa; có hai loại bình khác nhau: loại dập lửa thường và loại dập cháy xảy ra do điện.

Tàu Vinalines Queen nhìn ngang. Trên ảnh có thể nhìn thấy xuồng cứu sinh màu da cam ở bên cánh gà mạn phải, phía trước ống khói (Ảnh từ Internet).

3. Các bình cứu hỏa cần được theo dõi về hiện trạng và được thay thế khi hết hạn sử dụng. Nhân viên trong công ty cần được hướng dẫn về cách sử dụng bình cứu hỏa. Công ty cũng cần định kỳ tổ chức diễn tập báo động khi có hỏa hoạn hay sự cố khác, cần thoát hiểm.

Anh Đậu Ngọc Hùng, thủy thủ duy nhất được cho là sống sót sau vụ chìm tàu Vinalines Queen. Anh Hùng đã trải qua 5 ngày lênh đênh trên biển trước khi được một tàu của Anh quốc vớt lên. Thực tế chứng tỏ anh Hùng đã được rèn luyện về các kỹ năng cứu sinh trong nghề, để có thể vượt qua những giờ phút hiểm nguy nhất, trở về cùng với gia đình và người thân. (Ảnh từ giaothongvantai.com.vn).

Trong vụ việc tàu Vinalines Queen, tất cả các hệ thống báo động tự động và tự động thông báo lên vệ tinh cũng như trạm quan sát ven bờ đều không hoạt động (tất nhiên là có thể có những lý do hợp lý về kỹ thuật song còn phải đợi kết quả điều tra). Điều này cho thấy các công ty cần lưu ý khâu diễn tập, thao tác sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ, để giảm thiểu tình huống các thiết bị không hoạt động đúng vào thời điểm cần thiết nhất.

4. Công ty cần tuân thủ các quy định khác của cơ quan chức năng về phòng chống cháy nổ. (Xem các văn bản liên quan trong lĩnh vực này).

Tóm lại, bộ phận nhân sự-hành chính trong công ty cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn tại nơi làm việc và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình về phòng chống cháy nổ.

 

Đào Trọng Khang, Giám đốc

DTK Consulting, 12/01/2012

 

 
Tin đã đăng
  Mời tham gia Điều tra của VCCI về tình hình quan hệ lao động năm 2010-2011   (16-12-2011)
  Ngày Nhân sự Việt Nam 2011 – Các phiên thảo luận buổi chiều   (19-10-2011)
  Thông tin về Ngày Nhân sự Việt Nam – Vietnam HR Day 2012   (16-10-2012)
  Demo – Promotion for selected clients   (24-01-2013)
  Hợp tác với đoàn sinh viên MBA của Cass Business School từ Anh quốc tới Hà Nội 18-22/7/2011   (02-06-2011)
  Hội thảo “Trao đổi ý kiến về chương Hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động sửa đổi”, TP Hồ Chí Minh 01/04/2011 - Tin vắn   (04-05-2011)
  Góp ý kiến cho Bộ luật lao động sửa đổi (2011)   (26-03-2011)
  DTK Consulting có thể hỗ trợ các công ty như thế nào trong lĩnh vực dịch chuyển lao động quốc tế?   (24-01-2013)
  Ngày Nhân sự Việt Nam 2010 tại Hà Nội, 7/11/2010   (18-11-2010)
  Ngày Nhân sự Việt Nam 2010 tại Tp Hồ Chí Minh, 31/10/2010   (10-11-2010)

Email đăng nhập:

Mật khẩu:

Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu

Đăng ký thành viên

Hãy nhập email tại đây để nhận thông tin định kỳ từ DTK Consulting.

 


Số lần duyệt site:

Trang chủ  Giới thiệu  Đăng ký thành viên  Ý kiến đánh giá  FAQ   Liên hệ 

Thiết kế bởi
ECOPRO