Bản tin Số 62
(CPI tháng 1/2013)
Dành cho các Đối tác là tổ chức
và các Cộng tác viên
Môi trường vĩ mô
Tầm quan trọng của việc theo dõi CPI
Một yếu tố có tác động lớn trong ngắn hạn và trung hạn đối với doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với ảnh hưởng đến các chi phí đầu vào, đầu ra của DN, sức mua thực tế của đồng lương và chất lượng cuộc sống của người lao động (NLĐ), đặc biệt là nhóm ở các ngạch lương thấp. CPI cũng ảnh hưởng lớn đến lãi suất cho vay, khả năng huy động vốn và trả lãi của doanh nghiệp, do vậy tuy chỉ là một chỉ số song CPI có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh tế.
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, áp dụng từ 01/7/2013: Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo”. Như vậy từ tháng 8/2013, việc theo dõi diễn biến CPI sẽ có thêm một chức năng mới.
Chỉ số giá tiêu dùng
Theo Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 tăng 1,25% so với tháng trước, tăng 7,07% so với tháng 1/2012 (Bảng 1). Chỉ số giá tháng này tăng một phần do nhu cầu tiêu dùng chuẩn bị cho Tết, mặt khác do một số địa phương áp dụng điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 làm cho chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao, đóng góp 0,44% trong chỉ số giá tiêu dùng chung cả nước.
Biểu đồ 1: Xem từ Link.
Từ góc độ quản trị nhân lực, xét đến mức chi phí tối thiểu cho cuộc sống của đại đa số người lao động (nhóm NLĐ này có thu nhập thấp và trung bình), chỉ số CPI của nhóm “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” đáng được quan tâm nhất. Nếu so với tháng 1/2012 thì CPI của nhóm này tăng 1,34%; trong khi đó nhóm “ăn uống ngoài gia đình” (liên quan đến mặt bằng giá bữa ăn trưa của NLĐ tại các cơ sở dịch vụ) có mức tăng 8,42% (xem Bảng 1).
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2013
|
Chỉ số giá tháng 1 năm 2013 so với (%) |
|
Kỳ gốc 2009 |
Tháng 01 năm 2012 |
Tháng 12 năm 2012 |
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG |
148,67 |
107,07 |
101,25 |
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống |
154,06
|
101,34
|
101,34
|
Trong đó:
1-Lương thực |
142,07 |
94,61 |
100,15 |
2- Thực phẩm |
156,18 |
101,50 |
101,96 |
3- Ăn uống ngoài gia đình |
160,72 |
108,42 |
100,06 |
IX. Giáo dục |
175,09 |
117,29 |
100,30 |
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG |
226,97
|
102,37
|
98,27
|
CHỈ SỐ GIÁ
ĐÔ LA MỸ |
120,44
|
98,91
|
99,92
|
(Số liệu trích từ website của Tổng cục Thống kê)
Chỉ số giá vàng tháng 1/2013 giảm 1,73% (tháng 12/2012 tăng 0,46%) so với tháng trước; tăng 2,37% so với tháng 1/2012. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2013 giảm 0,08% (tháng 12/2012 tăng 0,03%) so với tháng trước; giảm 1,09% so với tháng 1/2012.
Biểu đồ 2: Xem từ Link
Sự biến động của CPI ảnh hưởng đến giá trị đồng lương, thu nhập thực tế và cuộc sống của người lao động, đặc biệt với nhóm ở các ngạch lương thấp và đây là một yếu tố mà những người làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân lực cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp cần thường xuyên lưu tâm, theo dõi ■
Khái niệm CPI:
[1] Kinh tế học : Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?
[2] Chỉ số giá tiêu dùng (trang Wiki)
[3] How Do I Calculate the Inflation Rate?
[4] Consumer price index
[5] Consumer price index (About.com)
[6] Cách tiếp cận về nội dung và phương pháp tính lạm phát cơ bản tại Việt Nam (Saga)
Các bản tin gần đây: Bản tin số 56, Bản tin số 57, Bản tin số 58, Bản tin số 59, Bản tin số 60, Bản tin số 61.
DTK Consulting, 03/02/2013 |
|
|