|
|
Giáo sư HANADO Yasuhito, Trường kinh doanh Waseda, Nhật Bản, đang chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề “Thông tin kinh doanh trong kỷ nguyên của xã hội thông tin và tri thức” tại Tọa đàm "Xây dựng, duy trì và phát triển tài sản vô hình của doanh nghiệp", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội ngày 31/3/2010. (Ảnh DTK Consulting). |
|
Ngày 31/3/2010 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Tọa đàm "Xây dựng, duy trì và phát triển tài sản vô hình của doanh nghiệp". Giáo sư HANADO Yasuhito, Trường kinh doanh Waseda, Nhật Bản, nhân chuyến đến làm việc tại Việt Nam, đã chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề “Thông tin kinh doanh trong kỷ nguyên của xã hội thông tin và tri thức”. Ông Vũ Xuân Tiền, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam cũng đã trình bày về chủ đề “Quản lý và phát triển tài sản vô hình tại Việt Nam hiện nay”.
Trong đoàn của Giáo sư Hanado, có ba nghiên cứu sinh (NCS) đang làm luận án tiến sĩ, gồm hai người Nhật và chị Đặng Thị Thu Hiền, người Việt Nam; chị Hiền là NCS tại Trường kinh doanh Waseda về đề tài tài sản vô hình. Hai NCS người Nhật là Mr. Yamamoto, Kiểm tra viên về Quản lý chất lượng của Công ty SONY và Mr. Miyagava, một nhà phân tích chứng khoán.
Tiêu đề chuyên sâu của nội dung mà GS Hanado chia sẻ là Quản lý dựa trên các tài sản trí tuệ (Intellectual Assets Based Management - IAbM).
|
Giáo sư Hanado đang trình bày tại Tọa đàm; bên cạnh là chị Phương Thảo, Phiên dịch. Người thứ ba từ trên xuống của dãy bên phải là ông Vũ Anh Dũng, Trưởng ban Hội viên và Đào tạo, VCCI. Nguồn ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp (Link) |
Điều hành một công ty tư vấn trong lĩnh vực quản trị nhân lực, Giám đốc DTK Consulting luôn quan tâm đến các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, bài giảng… liên quan đến các lĩnh vực quản trị nói chung cũng như quản trị nhân lực nói riêng, do VCCI và cộng đồng doanh nghiệp các nước khác tổ chức. Có thể nói rằng, vì là công ty tư vấn nên DTK Consulting coi mình là một tổ chức học tập; việc cập nhật với những xu hướng và tri thức mới rất quan trọng đối với sự thành công của Công ty.
Dưới đây là ghi chép của Giám đốc DTK Consulting từ buổi tọa đàm, đăng trên website này với mục đích chia sẻ cho các nhà quản lý và cá nhân quan tâm cùng tham khảo. Các hyperlink do DTK Consulting đưa vào khi viết bài.
Khi nào thì nên công khai vốn của Công ty?
GS Hanado cho biết, anh Miyagava đang làm luận văn về chủ đề chi phí vốn. Theo Giáo sư, anh Miyagava cho rằng các doanh nghiệp cần lưu ý khi nào nên và không nên công khai vốn của Công ty. Cần chọn lựa giai đoạn và thời điểm thích hợp cho việc này.
Thời đại Internet
Giáo sư Hanado nói về Web 2.0 và nhấn mạnh rằng ngày nay qua Internet (chúng ta) có thể có được rất nhiều thông tin (data - dữ liệu chung). Chúng ta sẽ có một số phương án, tuy nhiên cần có thông tin cho việc ra quyết định, chọn lựa phương án phù hợp nhất. Internet là một công cụ mạnh vì có thể cung cấp thông tin vượt qua biên giới giữa các quốc gia.
Kinh doanh trong nền kinh tế tri thức
Giáo sư Hanado nhắc đến “cuộc đua” giữa Mỹ và Nhật Bản trong việc dành ưu thế cạnh tranh và nhấn mạnh rằng vị thế của các dịch vụ và sản phẩm do Nhật Bản sản xuất chủ yếu do các giá trị vô hình (tài sản vô hình) tạo nên. Các doanh nghiệp cần phát hiện ra các điểm mạnh của mình. Với các điểm yếu, cần tìm sự bù đắp từ các đối tác khác. Doanh nghiệp cũng nên công khai cho bên ngoài biết các điểm mạnh và điểm yếu của mình. (Khi nhiều doanh nghiệp cùng có chung những điểm yếu nhất định, sẽ hình thành nhu cầu để có hướng tạo ra các giải pháp khắc phục). Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có các công cụ giao tiếp thích hợp.
Những đặc trưng (sản xuất, kinh doanh) của thế kỷ 21
Giáo sư Hanado nêu rằng (hoạt động của doanh nghiệp) cần dựa trên quy mô, hình thái của doanh nghiệp, trong đó chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRs – International Financial Reporting Standards) nên được áp dụng.
Đối với sự phát triển (bền vững) của doanh nghiệp thì vai trò tay nghề, kỹ năng của công nhân là rất quan trọng. Giáo sư Hanado lấy ví dụ dây chuyền sản xuất của TOYOTA tại Việt Nam. Dây chuyền này giống y như dây chuyền tại Nhật Bản về mặt quy trình sản xuất. “Bí quyết” ở đây là cuốn Cẩm nang (Manual). Lưu ý rằng cuốn Cẩm nang không được quá chi tiết, vì sẽ làm giảm năng suất. Giáo sư nói rằng khả năng nhớ và sử dụng cuốn Cẩm nang của công nhân và nhân viên Việt Nam (tại Toyota) rất tốt. Đây là một ví dụ về việc tài sản trí tuệ có thể được chuyển giao (transferable). Bên cạnh đó, cũng có loại hình tài sản trí tuệ không thể chuyển giao được (non-transferable).
Slide tham khảo: Link
DTK Consulting, 21/04/2010
Các bài viết liên quan:
* Báo Diễn đàn Doanh nghiệp: Quản lý và phát triển tài sản vô hình tại doanh nghiệp (Link)
|