Trang chủ    Sitemap    Liên hệ

Trang chủ

Giới thiệu

Dịch vụ & Giải pháp

Danh mục
công việc

 

Đăng ký

 
 
Mẫu hồ sơ

Ý kiến đánh giá

Hỏi - Đáp

Văn bản tham khảo

Lỗi truy cập sql2

CÔNG VIỆC MỚI
28-01-2024
Phó giám đốc Phòng hành chính (Hãng hàng không một nước Đông Bắc Á)
22-10-2022
Senior Accountant (Kế toán cao cấp)
21-09-2022
Giám sát sản xuất
21-09-2022
Kế toán tổng hợp – Thuế
16-09-2022
Nhân viên cao cấp NPD - Phát triển sản phẩm mới
16-09-2022
Giám sát Mua hàng
16-09-2022
Chuyên viên CNTT /Bộ phận Hỗ trợ & Hệ thống
16-09-2022
Trưởng bộ phận Kho

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Bán hàng

Bán hàng kỹ thuật

Bảo vệ

Biên dịch, Phiên dịch

Biên tập viên

Các nghề khác

CNTT

Cơ khí

Computer Support

Dành cho Chuyên gia nước ngoài

Dịch vụ khách hàng

Dự án

Dự án phát triển

Đào tạo

Điện, Điện tử

ERP

Hành chính

Kế hoạch

Kế toán

Kế toán, Tài chính

Khai thác khoáng sản

Kiểm soát chất lượng (Game)

Kinh doanh

Kỹ thuật ứng dụng

Lập trình

Lập trình Game

Luật

Môi giới chứng khoán

Mỹ thuật công nghiệp

Nghiên cứu và Phát triển

Ngoại ngữ

Nhân sự

Nhân sự - Hành chính

Nhiều lĩnh vực

Phát triển kinh doanh

Quan hệ công chúng

Quản lý chất lượng

Quản lý dự án

Quản lý, Điều hành

Quản lý, Kinh doanh bất động sản

Quản trị hệ thống

Sản xuất game online

Sở hữu công nghiệp

Tài chính

Thiết kế

Tiếp thị

Tổ chức Sản xuất

Truyền thông

Truyền thông, PR

Tư vấn

Vật tư - Hậu cần

Xây dựng

Xây dựng website

Xúc tiến thương mại

Công nghệ chế tạo cơ khí

IT/Thương mại điện tử

Kinh doanh du lịch Outbound

Kỹ thuật

Kỹ thuật sản xuất

Lái xe

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật sự kiện

Nhiều nghề khác nhau

Phục vụ bàn

Quản lý chất lượng

Quản lý chung (Nhân sự, Hành chính, Kế toán)

Quản lý nhà hàng

Quản lý sản xuất

Sửa chữa ô tô

Thể thao

Tiếp thị số

Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh

Tư vấn tài chính cá nhân

THÔNG TIN TƯ VẤN

Từ điển Quản trị nhân lực Anh-Việt

Lương tối thiểu (LTT) từ 01/07/2022

Ứng phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ ra Nghị quyết 128, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19

Lương tối thiểu vùng năm 2021

Lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2020

Lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019

LIÊN KẾT WEBSITE

  Đang duyệt:Dịch vụ và Giải pháp > Quản lý sự nghiệp cá nhân
Ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam và vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên (Phần 1)
31-03-2009 12:33

Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 3, tổ chức tại KS Daewoo, Hà Nội, ngày 3/3/2009.
(Ảnh: DTK Consulting)

 

Việt Nam có kế hoạch phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, với mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất rất cao trên thế giới, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần tập trung nguồn lực (hạn chế) của mình vào việc phát huy tối đa những năng lực cạnh tranh. Nhìn nhận ngành công nghiệp phụ trợ như thế nào và đầu tư ra sao cho ngành này, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 3

 

Phát biểu của phía Việt Nam

 

Ngày 3 tháng 3 năm 2009, Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 3 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Liên đoàn các nhà kinh tế vùng Kansai (KANKEIREN) đồng tổ chức tại Khách sạn Daewoo, Hà Nội. Trong chương trình của Diễn đàn có một số phần liên quan đến đào tạo nhân lực, nên Giám đốc DTK Consulting đã đăng ký đi dự Diễn đàn này. Chủ đề chính của Diễn đàn xoay quanh vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, điều này đã được ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình. Giám đốc DTK Consulting cũng là một Kỹ sư Chế tạo máy, nên rất quan tâm đến chủ đề công nghiệp phụ trợ. Tham dự Diễn đàn, có trên 350 doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.  

 

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phát biểu khai mạc tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 3, Hà Nội, ngày 3/3/2009. (Ảnh: DTK Consulting).

Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, ban đầu đoàn doanh nghiệp Nhật Bản chỉ có khoảng 40 doanh nghiệp đăng ký đi thăm Việt Nam, song đến khi khởi hành thì đoàn đã có đến gần 90 doanh nghiệp. Điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà doanh nghiệp Nhật Bản trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác tại Việt Nam. Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nêu bật hai lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh, đó là Công nghiệp phụ trợĐào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, đầu tư của Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tiến sĩ Lộc nhấn mạnh. 

Phát biểu của phía Nhật Bản

Ông Hiroshi Shimozuma, Chủ tịch Liên đoàn các nhà kinh tế vùng Kansai, đã phát biểu chào mừng. Theo tài liệu giới thiệu về vùng Kansai của đoàn DN Nhật Bản, vùng Kansai (GDP 723 tỷ USD năm 2006) đứng thứ 16 trên thế giới về mặt kinh tế và gần với tầm cỡ nền kinh tế của Australia (GDP 782 tỷ USD). Về dân số, năm 2007 vùng Kansai có gần 21,677 triệu dân, chiếm 17% dân số Nhật Bản (127,771 triệu dân), trong khi vùng này chỉ chiếm 8,3% diện tích nước Nhật. Năm 2006, GDP của vùng Kansai chiếm 16,5% GDP của Nhật Bản.

Bản đồ các vùng của Nhật Bản; vùng Kansai màu tím than. (www.w2.cbraki.pl/Prefectures_of_Japan.html)

Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Mitsuo Sakaba, nhận xét rằng tại Việt Nam chưa có nhiều nhà sản xuất công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu  của các nhà đầu tư nước ngoài, cả về giá thành lẫn chất lượng. Ngài Đại sứ cho rằng trong tương lai lợi thế về giá lao động rẻ (của Việt Nam) sẽ giảm dần và có nguy cơ với các doanh nghiệp Việt Nam là cho dù sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, song nếu chất lượng sản phẩm không cao thì doanh nghiệp có thể bị loại ngay trên thị trường này! Ngài Đại sứ Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc phải có một chương trình hành động cụ thể cho sự phát triển của công nghiệp phụ trợ Việt Nam và nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp phụ trợ sẽ quyết định tương lai của nền công nghiệp chế tạo Việt Nam. Những nhận xét, quan tâm, quan ngại và chia sẻ của ông cũng đã được nhiều tờ báo điện tử trích đăng tin.

Chủ đề “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và vùng Kansai - Tập trung vào lĩnh vực năng lượng môi trường” do ông Tomofumi Hiraku, Cục trưởng Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai, thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) trình bày. Theo ông Hiraku, ở vùng Kansai, tên tuổi Việt Nam được đông đảo người dân biết đến, chỉ sau đội Tiger của vùng! Phải chăng đây cũng là một bằng chứng phản ánh sự quan tâm của các nhà kinh doanh vùng Kansai đến Việt Nam 

 

Ông Tomofumi Hiraku (trái), Cục trưởng Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai, METI; ông Homma Masaaki (phải), Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Kansai (KISER).

 

Nhu cầu đào tạo các nhân viên quản lý và giám đốc nhà máy được ông Homma Masaaki, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Kansai (KISER) nhấn mạnh trong bài trình bày với chủ đề “Sự liên kết kinh tế giữa Việt Nam và vùng Kansai – Cùng tồn tại với tư cách là các đối tác toàn cầu”. Ông cũng đề cập đến việc Trường cao đẳng Panasonic Việt Nam sẽ được thành lập vào tháng 4/2009.

 

Phần thảo luận tại Diễn đàn

 

Phần II của Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có chủ đề “Liên kết sản xuất (Monozukuri) và Đào tạo nhân lực (Hitozukuri) trong hợp tác Nhật Việt – Liên quan đến những thay đổi môi trường kinh doanh do khủng hoảng kinh tế”, được ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, điều khiển.

 

Những người tham gia thảo luận là:

- Ông Kyoshiro Ichikawa, Chuyên gia tư vấn đầu tư của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

- Ông Kentaro Okuno, Tổng Giám đốc Công ty nhựa Daiwa Plastic Thăng Long.

- Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương.

- Ông Hồ Viết Tâm, Giám đốc Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC).

 

Từ trái sang: Ông Kyoshiro Ichikawa, ông Kentaro Okuno, ông Hiroyuki Moribe, ông Ngô Văn Trụ, ông Hồ Viết Tâm. (Ảnh: DTK Consulting).

 

Trong slide chuẩn bị cho thảo luận, ông Kyoshiro Ichikawa, Chuyên gia tư vấn đầu tư của JICA có nêu định nghĩa “Ngành công nghiệp phụ trợ là ngành chế tạo các chi tiết cấu thành nên sản phẩm cuối cùng và xử lý trong quá trình chế tạo chi tiết, bao gồm cả xử lý gia công nguyên vật liệu thô để chế tạo chi tiết”. Ông cũng nhấn mạnh việc cần có định nghĩa rõ ràng từ phía Chính phủ Việt Nam về công nghiệp phụ trợ. Ông cũng đã thảo luận các điểm liên quan đến đào tạo nhân lực, bao gồm a) đào tạo cấp lãnh đạo, cán bộ cao cấpb) đào tạo cán bộ quản lý cấp trung gian, kỹ sư cấp trung và công nhân lành nghề cấp cao. Một ví dụ: trong một doanh nghiệp Nhật Bản, tuyển dụng nhân viên mới tốt nghiệp để người đó có thể trở thành cán bộ quản lý cấp trung gian phải cần 10 năm.

 

Ông Kentaro Okuno, Tổng Giám đốc Công ty nhựa Daiwa Plastic Thăng Long chia sẻ rằng công ty ông cũng đang cố gắng vượt qua thời kỳ khó khăn này. Ông chiếu trên slide một số sản phẩm mà Công ty ông mua vào, như các linh kiện kim loại, đai siết dạng vòng cắm, linh kiện cao su và nhận xét rằng doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu cao. Về vấn đề nhân lực, ông nhắc đến trường hợp các công ty mới (vào Việt Nam), sau khi đào tạo xong nhân viên thì họ (nhân viên) lại ra đi! Đặc biệt, ông nhấn mạnh vấn đề tồn tại của việc đào tạo nhân lực, đó là cản trở khi mà xã hội (quá) coi trọng bằng cấp.

 

Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, đã có một seri slide chuẩn bị chi tiết về chủ đề “Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam”. Trong phần nói về các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, ông Trụ nêu một số điểm:

- Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế (bao gồm cả thiết kế mẫu mốt, thời trang, kiểu dáng công nghiệp), chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. 

 - Thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài để đào tạo nguồn nhân lực cũng như hợp tác nghiên cứu trong một số chương trình đào tạo cho công nghiệp phụ trợ. 

 

Một “điển cứu” (case study) về trường hợp công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ là Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC), với các sản phẩm là dụng cụ, phụ tùng, linh kiện xe máy, ô tô chiếm 85% tổng doanh số. Ông Hồ Viết Tâm, Giám đốc Công ty, chia sẻ rằng một trong các yếu tố thành công là trong công tác nhân sự, Công ty quan tâm đào tạo cán bộ, giải quyết chế độ thoả đáng, tạo lòng tin; các chính sách được phổ biến công khai, áp dụng hài hoà với 760 cổ đông. Ông Tâm nhấn mạnh những điều quý báu học tập được từ người Nhật như tính cẩn thận, ý thức làm việc…Công ty ông cũng đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ các công ty Nhật như Honda, Yamaha trong triển khai hệ thống quản lý KAIZEN, trong lĩnh vực môi trường.

 

Ông Hồ Viết Tâm, Giám đốc Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, trình bày tại phiên thảo luận. (Ảnh: DTK Consulting).

DTK Consulting bàn về hướng nghiệp cho thanh niên

Mời các bạn đón đọc phần này trong bài viết tiếp theo. 

DTK Consulting, 17/3/2009

 

 
Tin đã đăng

Email đăng nhập:

Mật khẩu:

Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu

Đăng ký thành viên

Hãy nhập email tại đây để nhận thông tin định kỳ từ DTK Consulting.