Mức sống tối thiểu là một khía cạnh quan trọng đứng từ góc độ quản trị nhân lực và rộng hơn là góc độ xã hội. Với một cá nhân hay hộ gia đình cụ thể, mức sống tối thiểu phụ thuộc vào nghề nghiệp, số năm đi làm, số thành viên trong gia đình hạt nhân, vị trí nơi làm việc (nhân viên hay cấp trưởng), khả năng tạo thu nhập (hợp pháp), năng lực và kỳ vọng của cá nhân hay hộ gia đình đó, song đứng từ bình diện xã hội, mức sống tối thiểu có những tham số chung mà các nhà thực hành quản trị nhân lực có thể và cần phải tính đến.
Cụ thể hơn một chút, mức sống tối thiểu liên quan đến việc xây dựng mức lương cho người ở ngạch thấp nhất trong một công ty, tổ chức. Nó cũng liên quan đến sự cam kết của nhân viên với một công ty. Khi một nhân viên có nhu cầu về một mức sống tối thiểu cao hơn theo quan điểm của cá nhân (tôi không nói đến các nhu cầu “cao cấp” hơn vì chúng là vô hạn) mà thu nhập tại nơi làm việc hiện tại không thoả mãn được (cũng như không có cơ hội thăng tiến), nhân viên đó sẽ nghĩ đến việc ra đi.
Việc thống nhất các thành tố tạo nên mức sống tối thiểu là một vấn đề nhạy cảm và không phải lúc nào cũng dễ dàng thoả thuận trong một tổ chức có “nền dân chủ”. Khi tôi làm ở tổ chức Phi chính phủ (PCP), nơi mọi vấn đề như thế này đều được đem ra thảo luận, có lần Phòng nhân sự của Trụ sở chính có ý định không chấp nhận chi phí cho việc đi làm bằng xe máy là chi phí tối thiểu mà chỉ chấp nhận chi phí đi làm bằng xe buýt, một cuộc tranh luận lớn đã diễn ra. Chúng ta có thể thấy rằng hệ thống giao thông công cộng ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu, phát triển hơn. Ta phải xem xét đến hoàn cảnh tại địa phương.
Các thành phần chi phí cấu thành mức sống tối thiểu
Có thể phân biệt 5 nhóm chi phí chính sau.
1. Chi phí ăn uống (Food Cost)
Bao gồm ở đây tiền mua đồ ăn sáng, trưa, tối, đủ để tái sản xuất sức lao động.
Nếu bạn tự nấu lấy thì phải tính chi phí cho nhà bếp, tiền chất đốt, gạo mắm….
Để đơn giản, ta có thể lấy mức 10.000đồng/1 suất cơm văn phòng làm mức tính.
Bữa ăn sáng khiêm tốn là 5 ngàn. Có thể cao (!?) vì ăn xôi chỉ mất độ 2 ngàn thôi (!). Nhưng thôi, ta cứ tạm tính như thế và vậy là một người đi làm một ngày cần chi 25.000đ tiền ăn. Nếu bạn có nhu cầu uống, xin ăn “nhẹ” hơn.
25.000đ/ngày x 30 ngày = 750.000đ/tháng.
(Các bạn sẽ nhớ đến mức lương tối thiểu chung hiện nay do Nhà nước quy định là 450.000đ/tháng).
Bạn hãy thử hình dung, mỗi ngày bạn được phép chi 25.000đ cho nhu cầu ăn uống/1 người thôi. Đó là mức sống tối thiểu. Tất nhiên mức này có thể tăng lên theo sự phát triển kinh tế của đất nước và cả mức lạm phát.
Chúng ta phải thống nhất rằng, cách tính toán ở đây chỉ có tính ước lượng. Ngoài ra, vì đối tượng độc giả của trang web này (các cộng tác viên của DTK Consulting) là các nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và quản lý tại các công ty và tổ chức không thuộc thành phần kinh tế Nhà nước (ở Hà Nội, tp HCM và các trung tâm kinh tế lớn trong nước), nên các tham số mà chúng ta sử dụng là áp dụng cho đối tượng nhân viên các công ty, tổ chức ở những địa bàn này.
Nếu gia đình nhỏ của bạn có 3 người, trong đó có 1 con nhỏ, bạn hãy tính đến ngân sách tiền ăn (Food costs) cho gia đình trong cả tháng là 3 x 750.000đ=2.250.000đ. Nhiều gia đình có thể có 2 con, vậy ngân sách tiền ăn cho gia đình có 4 người là 3 tr.
Nhiều quá hay ít quá đây? Bạn hãy gửi suy nghĩ của mình tới dtkconsulting@vnn.vn nhé!
Xin luôn nhớ rằng chúng ta đang nói về mức sống tối thiểu…
2. Chi phí mặc (Clothing Cost)
3. Chi phí ở (Housing Cost)
4. Chi phí đi lại (Transport Cost)
5. Chi phí giáo dục (Education Cost)
Ngoài ra, cần có một khoản Tiết kiệm (Saving) khiêm tốn, phòng chi những lúc ốm đau lặt vặt không được bảo hiểm chi trả, và chi phí cho các giao tiếp xã hội ở mức tối thiểu (như phúng viếng các đám tang, thăm hỏi người thân ốm nặng...).
Các thành tố và giá cả trong Rổ mua sắm (Shopping Basket)
Chúng ta chỉ xem xét vấn đề trên cơ sở thực tiễn và sẽ không làm thay công việc của các chuyên gia trong lĩnh vực Thống kê. Cũng như khi bạn có ý định xây một ngôi nhà 3 tầng (2 lầu 1 trệt) để ở (chứ không phải để kinh doanh sàn nhảy) và không có kế hoạch chắp thêm tầng sau này – liên quan đến chi phí móng), diện tích mỗi sàn 50m2 và cần lên ngân sách, bạn sẽ không cần quan tâm vội đến việc cần bao nhiêu tấn sắt các loại.
Đưa thành tố nào vào Rổ mua sắm và với mức giá bao nhiêu là việc không dễ dàng. Trong những năm tôi làm nhân sự tại tổ chức PCP, tôi thường sử dụng các mức giá của Vina Giầy, quần áo của May Thăng Long, Việt Tiến, xe máy Super Dream của Honda Việt Nam… làm mốc. Cũng có tính chủ quan rồi đó (tôi thường dùng đồ của những thương hiệu Việt này), nhưng ngay trong thống kê, dù phương pháp có khoa học đến mấy, cũng có sai số mà! (Biết bao yếu tố ảnh hưởng, như việc chọn mẫu, cách trả lời của những người tham gia, cách xử lý số liệu…)
Có lần các bạn đồng nghiệp bảo tôi là “Anh không đưa xà phòng, thuốc đánh răng vào à?” Trời đất, tương đối thôi chứ. Nhưng quả thực, với mỗi vấn đề, để tất cả các thành viên trong một tổ chức “tâm phục, khẩu phục” thì ngày nay chắc không nơi nào đạt được! Chúng ta phải “chấp nhận những ý kiến khác biệt”.
Bài viết đang được cập nhật, xin bạn vui lòng quay trở lại sau.
DTK