Bộ luật Lao động 2012 (hay còn được gọi là “Bộ luật Lao động sửa đổi”) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 18/6/2012 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Tuy nhiên, đến tuần đầu tháng 5/2013, hãy còn có 10 Nghị định hướng dẫn thuộc trách nhiệm soạn thảo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng ký, ban hành.
Để phân tích và đưa ra những đề xuất về tác động của chính sách pháp luật lao động mới, sáng 8/5/2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Người sử dụng lao động toàn quốc với chủ đề “Tác động của chính sách pháp luật lao động mới tới vấn đề quản trị doanh nghiệp”. (Xem các nội dung chính của Hội nghị ở cuối bài viết).
Một số vấn đề được các tham luận viên trình bày và các đại biểu đề xuất, nêu câu hỏi, kiến nghị:
- Việc tăng lương tối thiểu (LTT) và tác động.
- Mức tăng lương tối thiểu (ví dụ cân nhắc mối tương quan giữa LTT với GDP bình quân đầu người), lộ trình tăng LTT, thời gian Chính phủ nên báo trước.
- Việc thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia
- Một số điểm nóng trong quan hệ lao động, như đình công, làm thêm giờ,
- Nhu cầu cần có sự rõ rằng trong các văn bản quy phạm pháp luật, để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi thực hiện.
- Cần có các quy định rõ ràng và cụ thể liên quan đến việc trích nộp kinh phí công đoàn.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ngoài 11 Nghị định mà Quốc hội giao cho Chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2012; có 58 nhóm vấn đề mà Chính phủ cũng có thể hướng dẫn bằng các Nghị định./.
|
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) Phạm Minh Huân, đại diện cho ba bên trong Ủy ban Quan hệ lao động Quốc gia, đang phát biểu. Hà Nội, ngày 08/05/2013.
Đoàn chủ tọa, từ trái sang:
- Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
- Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) |
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ
1. Phiên Khai mạc
- Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
- Lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
2. Trình bày báo cáo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tác động của chính sách tăng lương tối thiểu đến vấn đề việc làm và quản trị doanh nghiệp.
- Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
3. Định hướng của Ủy ban Quan hệ lao động Quốc gia về vấn đề thúc đẩy vai trò của Tổ chức đại diện Người sử dụng lao động trong việc xây dựng QHLĐ hài hòa tại Việt Nam.
- Đại diện lãnh đạo UBQHLĐ Quốc gia
4. Đánh giá và kiến nghị của đại diện hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đối với các chính sách lao động sửa đổi.
- Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Đánh giá tác động của Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn sửa đổi đến hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp ngành nghề.
- Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp ngành nghề
6. Quan điểm của Hội đồng Người sử dụng Lao động cấp Tỉnh
- Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh, Hội đồng NSDLĐ cấp Tỉnh và Doanh nghiệp.
7. Đối thoại và thảo luận
8. Tổng kết - Bế mạc hội nghị
Các tin bài của báo chí về Hội nghị:
* Lương tối thiểu, phí công đoàn: Đừng là duy ý chí (Link)
* Doanh nghiệp kêu khó khi tăng lương tối thiểu (Link)
* Tác động của chính sách pháp luật lao động mới tới vấn đề quản trị doanh nghiệp (Link)
* Luật Lao động gây quan ngại cho doanh nghiệp (Link)
* Doanh nghiệp sợ tăng lương tối thiểu (Link)
* Chết vì lương tối thiểu! (Link)
* 'Thêm nhiều doanh nghiệp chết nếu phải tăng lương' (Link)
* Ai hưởng lợi khi tăng lương tối thiểu? (Link)
DTK Consulting, 8/5/2013