|
|
|
|
Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp (khối ngoài quốc doanh) đã áp dụng mức lương thực trả cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng, song lương tối thiểu vùng vẫn luôn là một chủ đề nóng. Theo các doanh nghiệp thì việc tăng lương tối thiểu có tác động đến doanh nghiệp như sau: a) Làm tăng chi phí lao động (tăng mức lương làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội, do đó làm tăng đáng kể quỹ lương của doanh nghiệp); b) Giảm lợi nhuận; c) Lương tối thiểu tăng thường tạo nên áp lực lạm phát làm tăng một số yếu tố đầu vào như chi phí vận chuyển, đi lại, nhiên liệu.
Ngày 14 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Như vậy các danh nghiệp có chừng 40 ngày để chuẩn bị liên quan đến lập ngân sách lương năm 2014 cũng như thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong hệ thống thang bảng lương.
Theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:
Mức 2.700.000 đồng/ tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 2.400.000 đồng/ tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 2.100.000 đồng/ tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 1.900.000 đồng/ tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng này là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm: mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
|
Bảng tổng hợp mức lương tối thiểu vùng từ 2008 đến 2014. Xem file có kích thưóc lớn hơn tại đây.
Để xem file PDF của Nghị định, bấm vào đây. |
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng này, doanh nghiệp xác định, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và mức lương ghi trong hợp đồng lao động của người lao động cho phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người cao động cao hơn mức lương tối thiếu vùng quy định tại Nghị định này.
Nghị định số 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Mức lương tối thiểu vùng tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014./.
Nguồn tham khảo:
* http://moj.gov.vn (Link)
|